DMCA compliant image

Bấm lỗ tai ăn gì mau lành? Cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai

Bấm lỗ tai là hình thức làm đẹp gây ảnh hưởng đến vị trí xung quanh tai của bạn. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy sau bấm lỗ tai ăn gì mau lành và cách chăm sóc như thế nào. Cùng tìm hiểu ở bài chia sẻ dưới đây.

Định nghĩa bấm lỗ tai và các cách bấm lỗ tai hiện nay

bấm lỗ tai ăn gì mau lành

 

Bấm lỗ tai là việc sử dụng vật nhọn để tạo nên những lỗ nhỏ xung quanh dái tai phục vụ mục đích đeo trang sức như bông tai, nụ hoa, hay khuyên tai…Hiện nay có khá nhiều cách bấm lỗ tai. Cụ thể;

  • Kiểu bấm nhiều lỗ tai ở một bên tai
  • Kiểu bấm lỗ tai ở những phần sụn tai
  • Kiểu bấm lỗ tai ở vành sụn bên trong

Điểm chung của những cách bấm lỗ tai này sẽ gây ảnh hưởng đến da tai. Bên cạnh khả năng gây đau buốt, khả năng nhiễm trùng, sưng tấy cũng có thể xảy ra. Vậy nên bạn cần cân nhắc thật kỹ để chọn phương pháp bấm lỗ tai an toàn, chăm sóc vùng da sau bấm thật tốt.

Bấm lỗ tai ăn gì mau lành và kiêng ăn gì?

Sau khi tiến hành bấm lỗ tai, trong khoảng 10 ngày đầu bạn cần chú ý tránh bụi bẩn tuyệt đối. Có thể sử dụng khăn mềm hay nước muối pha loãng để vệ sinh tai hàng ngày. Bên cạnh đó cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể:

Bấm lỗ tai ăn gì mau lành?

Điều cực kỳ quan trọng sau khi bấm lỗ tai mà nhiều người thắc mắc đó là bấm lỗ tai ăn gì mau lành? Cụ thể các bạn có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây:

  • Bổ sung thêm protein để gia tăng tế bào mới cho cơ thể để đẩy nhanh hiệu quả làm lành vết bấm. Những thực phẩm đó có thể kể đến như: thịt, cá, lòng trắng trứng, tôm, lươn,...
  • Bổ sung những thực phẩm có liên quan đến tạo máu như axit folic, sắt, vitamin B12,...để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương. Những loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như sữa, gan động vật, những loại rau màu xanh đậm,...
  • Bổ sung vitamin A,E,B để hỗ trợ mô mới gia tăng sức đề kháng cho cơ thể chống mưng mủ, nhiễm trùng. Một số thực phẩm có thể tham khảo như thanh long, đu đủ, cam, quýt, bưởi và những loại rau như cải ngọt, mồng tơi,...

Bấm lỗ tai nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì để cơn đau không kéo dài, tai không bị sẹo, sưng tấy thì bạn cần phải tránh xa đó là những thực phẩm chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây:

  • Đồ nếp như bánh chưng, xôi cần phải tránh để hạn chế tai để lại sẹo
  • Thịt gà nên kiêng khoảng 10 ngày để không tạo viêm và bị mủ
  • Tránh xa những món ăn chế biến từ rau muống ít nhất 10 ngày nếu không muốn tai bị sẹo lồi, mủ, sưng đau.
  • Những đồ ăn liên quan đến trứng bởi nó có thể khiến da tai không đều màu sau khi bấm
  • Hải sản có thể khiến tai bị ngứa khó chịu vì thế bạn cũng cần kiêng hải sản khi bấm lỗ tai khoảng 1 tháng.
  • Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, rượu bia và những chất kích thích sau khi bấm lỗ tai.

Cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai

Trước khi tiến hành bấm lỗ tai, bạn cần lưu ý vệ sinh thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Cần sử dụng nước sôi, cồn, nước muối, dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vùng bấm lỗ tai cũng như những dụng cụ bấm lỗ.

Sử dụng xà phòng để rửa tay giúp giảm tối đa nguy cơ lây lan vi khuẩn trước khi bấm lỗ tai và làm sạch vết thương. Hạn chế chạm vào bông tai mới trừ khi vết thương đã được làm sạch.

Với những loại bông tai khác nhau, bạn cần lưu ý chọn những bông tai có chất liệu tốt nhất để đảm bảo khi đeo không gây nhiễm trùng hay dị ứng. Người xưa thường chuộng đeo cuốn chiếu, chỉ khoảng 2 - 3 ngày đầu. Ngày nay, mọi người có thể sử dụng bông tai làm bằng nhựa sạch ngay những ngày đầu tiên.

Tóc, quần áo và mũ có thể mắc vào bông tai nên cần chú ý hạn chế tình trạng này. Vì thế, cột tóc gọn gàng là sự chọn lựa an toàn nhất cho bạn trong 10 ngày đầu sau khi bấm lỗ tai.

Sau khi vết thương đã lành (thường là 1 - 3 tháng) bạn có thể tháo bông tai và vệ sinh sạch sẽ. Mỗi ngày bạn nên tháo bông tai từ 1 - 2 tiếng để lỗ tai được thoáng và không để lại mùi khó chịu. Bên cạnh đó, bạn có thể tăng kích thước cho bông tai từ từ và thay đổi đeo nhiều loại bông khác nhau.

bấm lỗ tai kiêng ăn gì

 

Những dấu hiệu khi bấm lỗ tai gây nguy hiểm

Một số dấu hiệu khi bấm lỗ tai gây nguy hiểm bạn cần chú ý đó là:

Chảy máu

Khi bấm lỗ tai sẽ có máu nhưng thường sẽ khá ít vì vùng tai khá ít máu. Nhưng nếu ra máu quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Đau

Thường khi bấm lỗ tai bằng súng bạn sẽ chỉ đau lúc thực hiện, sau đó sẽ không đau. Nếu bạn cảm thấy liên tục đau và có thể xuất hiện những cơn giật ở vùng tai thì hãy cẩn thận đến gặp bác sĩ.

Viêm nhiễm kéo dài

Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng vết mổ rất cao. Nếu tình trạng này trở nên nặng hơn có thể gây tổn thương thậm chí hoại tử vùng tai nên bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để nhận hỗ trợ, có thể phải sử dụng thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh.

Ngứa

Nguyên nhân 90% trường hợp bị ngứa tai là do dị ứng bởi chất liệu bông tai. Vì thế bạn cần chú ý chọn loại bông tai phù hợp với cơ thể.

Bài viết là những chia sẻ liên quan đến thắc mắc bấm lỗ tai ăn gì mau lành. Hy vọng, với những kinh nghiệm của chúng tôi có thể giúp các bạn trẻ chủ động hơn trong việc chăm sóc tai sau khi bấm lỗ.

BẤM LỖ TAI CHUẨN Y KHOA

Nhân viên Y tế trực tiếp thực hiện: vô trùng, không đau, an toàn thẩm mỹ

266/4 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0702 297171

https://www.facebook.com/xamnotruoiphongthuysg

https://www.facebook.com/bamlotaichuanykhoa


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng