Bé bấm lỗ tai bị mưng mủ phải làm sao?
Bấm lỗ tai bị mưng mủ là tình trạng thường gặp do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm khuẩn trên da. Tuy có nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên không nên bấm lỗ tai cho bé quá sớm, nhưng vẫn có nhiều bậc phụ huynh quan niệm bấm sớm để vết thương mau lành. Nếu chẳng may bé bấm lỗ tai bị mưng mủ phải làm sao? Hãy cùng BẤM LỖ TAI CHUẨN Y KHOA, XỎ KHUYÊN CHUẨN Y KHOA đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây mưng mủ khi bấm lỗ tai cho bé
Sau khi bấm lỗ tai cho bé mà thấy xuất hiện các dấu hiệu mưng mủ, sưng đỏ khiến bé khó chịu, đau nhức thì có thể vết bấm đã bị nhiễm khuẩn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Phụ huynh cho bé bấm lỗ tai ở cơ sở không đảm bảo uy tín và an toàn.
- Cha mẹ tự dùng kim xỏ lỗ tai cho bé tại nhà nhưng kim không được tiệt trùng.
- Chỉ xỏ tai không được tiệt trùng đúng quy định hoặc chất liệu chỉ dị ứng với da bé.
- Vết thương không được vệ sinh kỹ càng sau khi xỏ hoặc bấm xong.
- Bé đeo bông tai quá sớm hoặc chất liệu bông tai gây kích ứng trên da.
- Bé chạm lên dái tai, đặc biệt là lúc vết thương chưa lành, gây ngứa.
- Mẹ cho bé ăn các thực phẩm có nếp như bánh chưng, xôi, hoặc mẹ ăn đồ nếp và cho em bé bú.
2. Bé bấm lỗ tai bị mưng mủ phải làm sao?
Dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm trùng là xuất hiện các vết sưng tấy, nổi đỏ xung quanh lỗ bấm. Còn nếu bé dị ứng với bông tai kim loại, phụ huynh sẽ nhận thấy dấu hiệu da nứt nẻ, khô da và ngứa ngáy. Vậy đối với trường hợp bé bấm lỗ tai bị mưng mủ phải làm sao?
2.1. Để nguyên bông tai
Một trong những sai lầm thường gặp khi xử lý mưng mủ chính là tháo bông tai. Khi lỗ tai có dấu hiệu sưng đỏ, bạn không nên tháo bông tai của bé, trừ khi có yêu cầu của bác sĩ. Vì việc làm nãy sẽ cản trở quá trình lành vết thương, và thậm chí là gây áp xe. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tránh cho bé chạm, vặn hoặc nghịch bông tai cho đến khi gặp bác sĩ. Nếu cần bỏ lỗ xỏ thì bác sĩ sẽ làm điều đó.
2.2. Vệ sinh vết thương
Nhúng bông tăm vào xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch nước muối pha loãng (với tỷ lệ 1/2 muỗng cà phê và 1 cốc nước ấm). Sau đó, nhẹ nhàng lau sạch các chất lỏng, mủ ở cả phía trước và phía sau lỗ xỏ. Rửa 2 lần mỗi ngày trong từ 7 đến 10 ngày, đến khi hết bị sưng tấy.
Những điều cần chú ý khi vệ sinh vết mưng mủ cho bé:
- Tránh thoa cồn hoặc dung dịch có cồn lên vùng da bị sưng tấy, đau đỏ. Vì điều này có thể làm vết thương bị kích ứng và lâu lành.
- Sử dụng bông tăm hoặc bông gòn. Không nên sử dụng khăn tắm/khăn lau mặt vì rất dễ bị nhiễm trùng nặng hơn.
- Nếu cả hai tai bị nhiễm trùng thì sử dụng bông tăm mới để làm sạch cho hai bên, việc này giúp tránh tình nhiễm trùng lan rộng hơn.
- Với tình trạng cần giảm đau cấp thiết cho bé thì có thể sử dụng gạc ấm chườm lên tai từ 3 - 4 phút. Sau đó lấy khăn giấy khô lau sạch, nhẹ nhàng.
2.3. Khám bác sĩ
Với trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là sốt cao thì nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh, uống theo toa để giảm tình trạng sưng tấy, mưng mủ và nhanh chóng hồi phục. Nếu vết lỗ bị nhiễm trùng quá nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy xỏ khuyên ra.
Trên đây là câu trả lời cho “Bé bấm lỗ tai bị mưng mủ phải làm sao?”. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích được cho các phụ huynh trong việc xử lý lỗ bấm/xỏ. Việc bấm lỗ tai cho bé là cần thiết, do đó mà các bậc phụ huynh phải hết sức cẩn thận để chọn cơ sở uy tín, chuẩn y khoa và có nhân viên y tế thực hiện.
- BẤM LỖ TAI CHUẨN Y KHOA, XỎ KHUYÊN CHUẨN Y KHOA luôn đảm bảo an toàn vệ sinh và vô trùng trong quá trình bấm lỗ tai cho bé.
- Địa chỉ liên hệ: 266/4 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.
BẤM LỖ TAI CHUẨN Y KHOA
Nhân viên Y tế trực tiếp thực hiện: vô trùng, không đau, an toàn thẩm mỹ
266/4 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0702 297171