DMCA compliant image

Bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì hiệu quả nhất ?

Bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi sau khi bấm lỗ tai nếu không được chăm sóc và bôi thuốc đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao? Để giải đáp mối quan tâm trên, bài viết dưới đây chắc chắn sẽ mang đến những thông tin vô cùng hữu ích dành cho bạn.

  1. Bấm lỗ tai sau bao lâu thì lành

Trước nay, bấm lỗ tai luôn là một trong những phương pháp làm đẹp được ưa chuộng không chỉ với phái nam mà đặc biệt là với phái nữ.

Thông thường, dù bấm lỗ tai ở bất kỳ vị trí nào trên vành tai bạn đều sẽ mất một khoảng thời gian để vết thương lành lại. Tùy vào độ tuổi, cơ địa, vị trí bấm, kỹ thuật thợ bấm, cách chăm sóc mà thời gian để vết thương lành ở mỗi người sẽ khác nhau. Trung bình, mỗi người sẽ mất khoảng 1 - 2 tháng để vết thương lành lại. Với một số trường hợp có cơ địa lâu lành hơn thì thời gian có thể kéo dài 4 - 6 tháng. Thậm chí, dài hơn nữa nếu bạn không biết cách chăm sóc sau bấm lỗ tai.

Để vết thương nhanh lành ngoài việc chăm sóc, kiêng cữ,... sau khi bấm lỗ tai xong bạn nên bôi thuốc gì để giúp vết thương nhanh lành thì câu trả lời chính là  thuốc mỡ.

Bôi thuốc gì sau khi bấm lỗ tai

 

  1. Bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì?

Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên, ở vị trí đâm kim sẽ có hiện tượng viêm, nề và đau nhẹ, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể bôi, sử dụng thuốc mỡ để vết thương nhanh khô và lành hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng không đáng có như: Viêm, sưng đỏ, mưng mủ, nhiễm trùng,...

2.1. Thuốc mỡ là gì?

Thuốc mỡ là một chế phẩm thuốc có thể chất mềm, có chứa một hay nhiều dược chất khác nhau mà tá dược chính là các chất béo như: vaseline, lanolin.

Loại thuốc này có tác dụng tại chỗ hoặc có tác dụng toàn thân nếu được hấp thu qua da, vì vậy thuốc mỡ thường được dùng để bôi lên da hoặc niêm mạc khi tổn thương.

Thuốc mỡ thường có 2 dạng:

  • Thuốc mỡ 1 pha: Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán đồng thể gồm dung dịch như: Cao xoa Sao Vàng, gel Lidocaine 3%, Niflugel.
  •  Thuốc mỡ 2 pha: Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán dị thể gồm: dung dịch, nhũ tương, hỗn nhũ tương như: Thuốc mỡ Tetracyclin 1%, thuốc mỡ Dalibour, Voltaren Emugel.

2.2. Ưu điểm của thuốc mỡ

  • Thuốc mỡ dễ sử dụng lại có thể tích gọn nhẹ nên rất dễ mang theo người
  • Rất thích hợp với các loại thuốc nhằm mục đích tác dụng tại chỗ
  • Chế phẩm thuốc mỡ thường dịu nhẹ với da, niêm mạc, tác dụng tại chỗ nên ít gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc thấm qua da và điều trị tại chỗ nên an toàn hơn so với những loại thuốc điều trị qua đường tiêu hóa, tác dụng toàn thân và có sự chuyển hóa ở các cơ quan như dạ dày, gan, thận...

Với những ưu điểm vượt trội của thuốc mỡ bạn đã hoàn toàn yên tâm khi trả lời câu hỏi: Bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì.

bôi thuốc sau khi bấm lỗ tai

 

2.3. Tại sao nên bôi thuốc mỡ sau khi bấm lỗ tai

Hoạt chất trong thuốc mỡ là các kháng sinh có khả năng diệt khuẩn hoặc kiềm khuẩn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn từ không khí hay các đồ dùng, dụng cụ đã tiếp xúc trực tiếp với vết thương ở tai.

Trong thuốc mỡ còn chứa một lượng lớn các dưỡng chất và các chất béo tự nhiên, bởi vậy mà thuốc mỡ được sử dụng rộng rãi để thoa dưỡng hay điều trị các vết bỏng, vết xước từ nhẹ đến nặng. Bên cạnh đó, các dưỡng chất này còn giúp hỗ trợ tốt việc phục hồi da non giảm nguy cơ bị sưng đỏ, tiết dịch, mưng mủ, nhiễm trùng tai hoặc biến chứng viêm tai.

Đặc biệt, việc bôi thuốc mỡ sau khi bấm lỗ tai sẽ giúp cho vết thương mau khô hơn, thúc đẩy quá trình làm lành da nhanh hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì để đảm bảo an toàn, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời rồi chứ.

2. 4.  Cách bôi thuốc mỡ sau khi bấm lỗ tai

Việc bôi thuốc mỡ tại  nhà sau khi bấm lỗ tai bạn cần lưu ý vệ sinh tay thật kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, điều này sẽ giúp ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn từ ngón tay vào tai. Sau đó mới thoa thuốc lên vùng tai mới xỏ. Để đạt được kết quả như mong muốn bạn nên bôi mỗi ngày hai lần trong 2 - 3 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tăm bông hoặc bông gòn để chấm thuốc mỡ kháng sinh hoặc cồn tẩy rửa lên tai.

Nếu 2 - 3 ngày sử dụng thuốc mỡ, tình trạng đau nhức, sưng đỏ, chảy dịch không bớt hoặc có biểu hiện nặng hơn bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.

Và đừng quên ngoài việc tìm hiểu bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì thì bạn hãy lựa chọn địa điểm bấm lỗ tai chuẩn y khoa, an toàn, vô trùng và chuyên nghiệp để tránh những rủi ro không đáng có. Bạn còn chần chừ gì nữa đến ngay với BẤM LỖ TAI CHUẨN Y KHOA, XỎ KHUYÊN CHUẨN Y KHOA, XĂM NỐT RUỒI PHONG THỦY tại số 266/4 đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh để thay đổi diện mạo của mình nhé.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp những băn khoăn về việc Bấm lỗ tai xong nên bôi thuốc gì. Hy vọng, qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin và  kiến thức cần thiết cho việc bấm lỗ tai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có những chỉ định phù hợp nhé.

BẤM LỖ TAI CHUẨN Y KHOA

Nhân viên Y tế trực tiếp thực hiện: vô trùng, không đau, an toàn thẩm mỹ

266/4 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0702 297171

https://www.facebook.com/xamnotruoiphongthuysg

https://www.facebook.com/bamlotaichuanykhoa


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng